Kết quả tìm kiếm cho "“Xã nông thôn mới”"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 13243
Ngày 25/7, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động của mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (Kết luận số 179-KL/TW).
Chiều 24/7, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy An Giang Tống Phước Trường đã làm việc với Đảng bộ các xã: Châu Phú, Bình Mỹ, Mỹ Đức, Vĩnh Thạnh Trung và Thạnh Mỹ Tây về công tác tổ chức, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp sau sáp nhập.
Cùng góp công, góp của thực hiện các công trình an sinh xã hội là việc làm thường xuyên của những bổn đạo tại chùa Long Châu Điện, xã Bình Giang (tỉnh An Giang). Những việc làm ý nghĩa của chùa và người dân xóm đạo góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, xã Bình Hòa (tỉnh An Giang) tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thích ứng với biến đổi khí hậu và dịch bệnh. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp tại địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước nâng cao giá trị nông sản, thu nhập và đời sống người dân.
Xã Định Hòa (tỉnh An Giang) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã Định Hòa, Thới Quản, Thủy Liễu của huyện Gò Quao cũ. Sau sáp nhập, cấp ủy, chính quyền xã Định Hòa chú trọng nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.
Ngày 24/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính cùng Đoàn công tác Trung ương trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt tại xã Con Cuông (tỉnh Nghệ An).
Không cần những bài phát biểu hoa mỹ, anh Trần Văn Hây - Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Ngọc Tân, xã Ngọc Chúc (tỉnh An Giang) chọn cách gần dân, hiểu dân và làm cùng dân để tạo niềm tin, xây dựng sự đồng thuận. Từ việc hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính, vận động xây cầu, mở đường đến thành lập tổ nuôi gà đã tạo nên những đổi thay từ cơ sở.
Trong bối cảnh thị trường việc làm đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch, An Giang nổi lên như một trong những điểm sáng ở miền Tây với tốc độ phục hồi kinh tế ấn tượng. Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh An Giang, tỷ lệ người có việc làm năm 2024 tăng 4,8% so với năm trước, đặc biệt là ở các ngành: thương mại- dịch vụ, chế biến thực phẩm, logistics và nông nghiệp công nghệ cao.
Sau khi hợp nhất địa giới hành chính, tỉnh An Giang đã mở ra không gian phát triển rộng lớn cho Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là cơ hội vàng để nâng tầm sản phẩm đặc trưng địa phương, từ vùng nguyên liệu đến thương mại hóa sản phẩm, gắn với du lịch và kinh tế xanh.
Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng các loại cây trái đặc trưng, nông sản sạch của người dân thành thị, nhiều hộ dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) đã đưa các mặt hàng này ra phố, góp phần nâng cao thu nhập.
Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT)ngày càng khẳng định vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, tầm quan trọng trong đời sống nhân dân. Quyền lợi khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT không ngừng được mở rộng, từ ngày 1/7/2025 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2024 có hiệu lực với nhiều điểm mới, góp phần củng cố niềm tin của người dân vào chính sách.
Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh - những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc.